Cách nhận biết và phòng chống bệnh sởi

Thứ ba - 18/03/2025 12:38
Cách nhận biết và phòng chống bệnh sởi
Kính gửi quý cha mẹ và các bé thân mến!
Do tình hình sởi đang diễn biến phức tạp và có thể lây lan thành dịch. Bệnh sởi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. Để đảm bảo sức khỏe của trẻ nay trường Mầm non Hòa Lợi gửi đến quý cha mẹ và các bé những thông tin về cách nhận biết và phòng chống bệnh sởi như sau:
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh rất dễ lây và gây thành dịch. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi họng bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, chất tiết đường mũi
 họng của người bệnh.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ. Sởi là bệnh lành tính nhưng nếu phát hiện muộn hoặc không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa cấp, viêm phế quản, tiêu chảy, mờ hoặc loét giác mạc, viêm phổi nặng có thể dẫn đến tử vong.
Sởi đã có vắc xin phòng bệnh, vắc xin phòng bệnh Sởi đem lại hiệu quả cao, giúp giảm tỷ lệ mắc rõ rệt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi:
 - Sốt, mắt đỏ kèm nhèm, sưng nề mi mắt, chảy nước mắt, nước mũi, ho.
- Phát ban ở sau tai đến mặt xuống cổ, ngực, lưng, tay, chân (ban màu hồng, hơi nổi gờ trên mặt da, xen kẽ các khoảng da lành).
- Giai đoạn lui bệnh, ban nhạt màu dần để lại vết thâm
 “vằn da hổ” và biến mắt theo thứ tự như khi xuất hiện.
 Xử trí khi trẻ mắc sởi, nghi ngờ sởi
Cách ly trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi với trẻ không mắc bệnh trong vòng 7 ngày từ khi phát ban. Cho trẻ ở phòng riêng và đảm bảo thông thoáng.
Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu...) và các loại rau có lá xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, rau giền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh...) vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C ... giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh
Phát ban do sởi xuất hiện tuần tự từ đầu, đến thân và cuối cùng là hạ bộ, chúng xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ phẳng trên da, đôi khi có kèm theo vết sưng, nhưng không chứa dịch lỏng như mụn nước. Đốm phát ban do sởi có thể lan rộng và gộp lại, tạo thành các mảng
 lớn trên nhiều khu vực da khác nhau
.
    Phát ban do thủy đậu bắt đầu xuất hiện trên ngực, mặt và lưng, sau đó lan rộng khắp cơ thể. Phát ban thủy đậu sưng đỏ hoặc sẩn, sau đó chuyển thành mụn nước chứa đầy dịch lỏng. Các mụn nước này vỡ ra, chảy dịch trước khi khô lại và đóng
vảy.
 Hình ảnh phân biệt bệnh sởi và sốt xuất huyết
Bệnh sởi ở trẻ em Sốt xuất huyết ở trẻ em
       Các nốt ban do sởi sẽ xuất hiện ở vùng
 sau tai và lan dần ra mặt, lưng và lan
 rộng ra toàn thân
   Các nốt ban do sốt xuất huyết sẽ mọc toàn thân ngay từ đầu, không theo trình tự nhất định.
lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa. Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê... cũng rất tốt. Bên cạnh đó trẻ cần được uống bổ sung vitamin A theo phác đồ điều trị.
Cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị nhưng thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh, thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.
Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường thức ăn giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ mắt của trẻ.
 Cho trẻ uống nhiều nước (Oresol, nước lọc...) đặc biệt khi trẻ sốt cao, tiêu chảy. Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày.
Các biện pháp phòng bệnh sởi
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, nên dự phòng là yếu tố tiên quyết. 1. Tiêm phòng
 - Tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.
- Mũi 1 tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi.
- Mũi 2 tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.
- Trẻ dưới 2 tuổi được tiêm vắc xin sởi miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tại các trạm y tế xã/phường. Trẻ trên 2 tuổi và người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần tiêm sớm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ.
 2. Vệ sinh phòng bệnh
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, các vật dụng cho trẻ. Giữ cho nhà ở, phòng học luôn thông thoáng.
Không cho trẻ tiếp xúc và dùng chung vật dụng, đồ chơi với trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi. Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, tại nơi có dịch sởi.
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Sau đây là một số loại bệnh cần phân biệt với bệnh sởi
       Cách phân biệt giữa bệnh sởi và bệnh cúm
 
 
 
 
 

Tác giả: Mầm non Hòa Lợi

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website của trường thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay346
  • Tháng hiện tại1,052
  • Tổng lượt truy cập3,797,511
Văn bản phòng

1124/UBND-NC

Ngày ban hành: 13/03/2025. Trích yếu: Quyết đinh phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện phi địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Ngày ban hành : 13/03/2025

122/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 28/02/2025. Trích yếu: Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025 của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Bến Cát

Ngày ban hành : 28/02/2025

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành : 15/10/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành : 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành : 24/05/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Miến tôm thịt
Sữa

Bữa trưa:

Cơm trắng         
Canh: Bí đỏ thịt bằm
Mặn: Lươn om chuối đậu: (MG + NT)
Xào:Su Su cà rốt xào.

Bữa xế:

Chè đậu xanh

Bữa chiều:

Phở gà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây